NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
CÔNG TY CP SÁCH GIÁO DỤC TẠI TP.HÀ NỘI
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY – NGÔN NGỮ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC: MỘT BỘ SÁCH THÚ VỊ, BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
  • Phòng Tổ chức - Hành chính - Tổng hợp: 0246 253 4301

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY – NGÔN NGỮ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC: MỘT BỘ SÁCH THÚ VỊ, BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

26/01/2016
Twitter Pinterest Google Plus

Khái niệm giáo dục dựa trên năng lực xuất hiện ở Mĩ vào những năm 1970, sau đó đến những năm 1990 khái niệm này được biết đến và phổ biến rộng rãi trên thế giới. Ngày nay giáo dục dựa trên năng lực đã và đang trở thành một xu hướng giáo dục trên thế giới, đặc biệt là ở những nước có nền giáo dục phát triển như Mĩ, Úc, Anh,.

Khái niệm giáo dục dựa trên năng lực xuất hiện ở Mĩ vào những năm 1970, sau đó đến những năm 1990 khái niệm này được biết đến và phổ biến rộng rãi trên thế giới. Ngày nay giáo dục dựa trên năng lực đã và đang trở thành một xu hướng giáo dục trên thế giới, đặc biệt là ở những nước có nền giáo dục phát triển như Mĩ, Úc, Anh,... Giáo dục dựa trên năng lực đã là một chủ đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, những người làm công tác giáo dục cũng như cả xã hội. Trên thị trường sách giáo dục ViệtNam hiện nay đây đó đã xuất hiện những cuốn sách được biên soạn theo định hướng phát triển năng lực. Trong tình hình như vậy, bộ sách Phát triển năng lực tư duy – ngôn ngữ dành cho học sinh tiểu học (Nhà xuất bản Giảo dục Việt Nam, 2015) do tác giả Phạm Văn Lam chủ biên là một bộ sách mới, ra đời vào đúng thời điểm, đúng lúc mà chương trình giáo dục đang chuyển mình từ giáo dục theo định hướng nội dung sang giáo dục theo định hướng năng lực.


Ngôn ngữ và tư duy có mối liên hệ thống nhất nhưng không đồng nhất. Ngôn ngữ góp phần hình thành nên tư duy và là công cụ để tư duy, là cái để thể hiện tư duy,… vì thế, phát triển ngôn ngữ chính là cung cấp phương tiện hữu hiệu nhất để hoàn thiện năng lực tư duy, và ngược lại, phát triển tư duy chính là cung cấp phương tiện hữu hiệu nhất để hoàn thiện năng lực ngôn ngữ. Năng lực tư duy và năng lực ngôn ngữ luôn song hành và hoà quyện vào nhau. Việc giáo dục để hình thành, rèn luyện và phát triển năng lực tư duy - ngôn ngữ phải được ý thức thực hiện từ sớm, ngay từ khi trẻ bước chân vào lớp Một. Bộ sách được biên soạn theo quan niệm như vậy. Bộ sách gồm nhiều tập được tổ chức theo trình tự từ dễ đến khó, từ phát triển tư duy logic cho đến tư duy hình tượng, từ phát triển tư duy ở bậc khái niệm cho đến bậc mệnh đề, suy luận và lập luận, từ phát triển năng lực từ ngữ đến phát triển năng lực sản sinh câu và văn bản... Trong đợt ấn hành này, đã có 12 cuốn được ra mắt độc giả. Đó là các cuốn:


1. Bảng đen, phấn trắng; 2. Giáo viên dạy học, học sinh học bài; 3. To và nhỏ, khổng lồ và tí hon, to lớn và nhỏ bé; 4. Bảng đen, áo thâm, mèo mun, chó mực, ngựa ô; 5. Lọ mực, cá mực, chó mực; 6. Cây, cành, lá; 7. Hoa, hoa hồng, hoa hồng bạch; 8. Nói lắp, nói ngọng; 9. Sút, sút, vào; 10. Đọc sách, đọc báo, đọc truyện; 11. Kiễng chân, nghển cổ, nháy mắt, cau mày; 12. Bản đồ tư duy, bản đồ ngôn ngữ.


Bộ sách này là bộ sách ứng dụng đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam được viết dựa trên những kết quả nghiên cứu mới nhất về trí nhớ ngữ nghĩa của con người vốn được đúc rút từngôn ngữ học tâm lí, ngôn ngữ học bệnh học, thụ đắc ngôn ngữ, giáo dục ngôn ngữ, phân loại học, lí thuyết khoa học về Mạng từ,… và đặc biệt là trong ngôn ngữ học quan hệ.


Bộ sách được tổ chức dưới dạng các bài tập, câu chuyện, tình huống, hoạt động vui chơi có tính thách đố cao, rất hóm hỉnh và hấp dẫn. Bộ sách được dẫn dắt bởi ba nhân vật ruyện ảo rất thông minh, dí dỏm, đáng yêu là Cả Tít, Ba Nhỡ và út Tèo. Bộ sách được thiết kế theo tinh thần tự học mà chơi, tự chơi mà học, tự vui mà học, tự học mà vui...


Điều lí thú đặc biệt của bộ sách này là tuy bộ sách sử dụng những cơ sở lí thuyết khoa học rất hiện đại và hiệu quả nhưng bộ sách không hề khô khan, khó hiểu, mà ngược lại, rất gần gũi, hấp dẫn, thú vị, kích thích trí tò mò, sáng tạo và khả năng vận dụng,... Bộ sách đã trực tiếp phát triển các nhóm thao tác tư duy quan trọng và cơ bản nhất là phân tích, quy loại, phân loại, định vị, trừu tượng hoá, khái quát hoá, so sánh đồng nhất, so sánh khác biệt, so sánh đối lập, suy luận, lập luận...., đã trực tiếp phát triển một cách có căn cứ và hết sức tự nhiên hệ thống từ ngữ và năng lực tạo câu, viết văn đúng ngữ pháp, logic của học sinh...


Chẳng hạn, khi tiếp xúc với từ/ khái niệm động vật, qua cuốn sách, học sinh có thể hiểu được là động vật đối lập với thực vật, động vật thì “có khả năng tự di chuyển và có hệ thống cảm giác” còn thực vật thì ngược lại; động vật và thực vật đều được quy vào sinh vật, sinh vật được quy vào thực thể...; động vật thì có động vật hoang dã và động vật nuôi trong nhà; động vật nuôi trong nhà có gia súc và gia cầm....; gia súc có trâu, bò, lợn, dê, ngựa; trâu nuôi để lấy sức kéo, bò nuôi để lấy cả sữa và sức kéo, lợn nuôi để lấy thịt..; gà vịt nuôi để lấy thịt và trứng, nhưng gà biết ấp còn vịt thì không, vịt biết bơi còn gà thì không, chân vịt có màng còn chân gà thì không, gà thì gáy còn vịt kêu quang quác, gà trống thì gáy còn gà mái kêu cục ta cục tác... Khi tiếp xúc với từ/khái niệm học, thì học sinh biết được được rằng từ/ khái niệm học được hiểu và được định vị qua một loạt từ ngữ cùng hệ thống có logic với nhau là học sinh, học sinh nam, học sinh nữ, học giỏi, học trung bình, người học, học viên, sinh viên, giáo viên, người dạy, trường học, lớp học, bàn học...; học sinh biết được rằng giáo viên thì có nhiệm vụ dạy, nhưng dạy ai, dạy học sinh, còn học sinh có nhiệm vụ là học, nhưng học từ ai, học từ giáo viên, người dạy, học qua hành động dạy, học bằng sách vở, học ỗ trường học... Bệnh nhân thì bị bệnh, bị bệnh thì phải vào bệnh viện, vào bệnh viện để gặp bác sĩ khám bệnh, chữa bệnh, bác sĩ chữa bệnh cho bệnh nhân thì bệnh nhân sẽ khỏi bệnh, khỏi bệnh thì sẽ xuất viện/ ra khỏi bệnh viện, hết bệnh rồi thì phải dưỡng bệnh, phòng bệnh...Khi tiếp xúc với từ/ khái niệm ngáy học sinh tất tự suy ra được ngủ, ngáy ngủ; tiếp xúc với từ/ khái niệm xé học sinh hiểu được rằng xé sẽ dẫn đến rách, rách là nguyên nhân, xé là kết quả, nhưng khi biết từ/ khái niệm vá, học sinh cũng lại suy ra được phải rách thì mới vá, rách là do xé, vá sẽ dẫn đến lành... Cùng một sự kiện, tình huống, với cùng một lượng thông tin, nhưng học sinh sẽ biết cách tổ chức lập luận khác nhau, như áo đẹp mà rẻ sẽ mua, áo đẹp mà đắt thì không mua, áo đắt nhưng đẹp và tốt thì sẽ mua, áo tốt và đẹp nhưng đắt thì không mua....


Với bộ sách này, học sinh được phát triển năng lực tư duy - ngôn ngữ của mình thông qua việc học và tìm hiểu các quan hệ logic - ngữ nghĩa chủ yếu giữa các đơn vị từ vựng quan trọng, thân thuộc và thường gặp trong hệ thông từ vựng - ngữ nghĩa và ngữ pháp tiếng Việt. Như vậy, khi sử dụng bộ sách, học sinh sẽ được đánh thức và kích hoạt một cách hệ thống, tự động và tự nhiên tiềm năng tư duy - ngôn ngữ sẵn có trong trí não của mình. Bên cạnh đó, khi sử dụng bộ sách này, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cũng sẽ tự trang bị thêm cho mình một hệ phương pháp và thao tác tư duy - ngôn ngữ riêng, hoàn toàn mới, để giúp học sinh tự học, tự sử dụng, tự phát huy và đánh thức được chính năng lực tư duy - ngôn ngữ sẵn có, mà những bộ sách khác không thể nào có được.

HAEBCO

VIDEO

Giới thiệu bộ sách mỹ thuật tiểu học

ĐỐI TÁC